Cấu trúc vở kịch Kabuki

Kabuki, giống như các loại hình kịch truyền thống khác của Nhật Bản cũng như trong các nền văn hóa khác trên thế giới, được biểu diễn cả ngày (bây giờ đôi khi vẫn vậy). Thay vì biểu diễn một vở kịch trong 2-5 tiếng như các nhà hát kiểu phương Tây hiện nay, một người sẽ "thoát khỏi" thế giới thường ngày, và giành cả ngày để giải trí ở khu kịch nghệ. Mặc dù vài vở kịch, đặc biệt là kịch lịch sử jidaimono, có thể được diễn trong cả ngày, phần lớn các vở diễn thường ngắn hơn, và được nói trước là diễn cả vở hay chỉ một phần, cùng với các vở kịch khác để tạo ra một chương trình kéo dài cả ngày.

Cấu trúc của một chương trình suốt ngày, giống như cấu trúc của chính những vở kịch, bắt nguồn từ quy tắc của bunraku, các quy tắc cũng xuất hiện trong vô số các loại hình nghệ thuật truyền thống Nhật Bản khác. Điều chính yếu là định nghĩa về jo-ha-kyū (序破急) (Tự phá cấp), tuyên bố rằng tất cả mọi việc được thực hiện một nhịp độ chắc chắn, một vở kịch sẽ bắt đầu chậm, tăng tốc, và kết thúc nhanh. Cơ sở này, được bậc thầy viết kịch Nō Zeami soạn thảo, không chỉ chi phối diễn xuất của diễn viên, mà cả cấu trúc của vở kịch cũng như cấu trúc của các cảnh và các vở kịch trong một chương trình kịch suốt ngày.

Gần như mọi vở kịch dài đều được chia làm 5 màn, màn đầu gọi là jo, mào đầu chậm và mang tính chất giới thiệu với khán giả về nhân vật và kịch bản. Ba màn sau gọi là ha, tiết tấu được đẩy nhanh, tình huống chuyện được đẩy lên cao độ đầy kịch tính và chất bi kịch trong màn ba hay bốn và có thể có một trận đánh ở màn hai hoặc bốn. Màn cuối, gọi là kyu, thường rất ngắn, với một kết thúc nhanh và có hậu.[12]

Trong khi nhiều vở kịch được viết cho kabuki, cũng có nhiều vở được chuyển thể từ các vở kịch jōruri, kịch Nō, truyện dân gian, hay các loại hình biểu diễn truyền thống khác như truyền miệng với Truyện Heike. Trong khi các vở kịch bắt nguồn từ jōruri thường nghiêm túc, kịch tính đầy xúc cảm, và có cốt truyện chặt chẽ, những vở kịch được viết riêng cho kabuki nói chung có cốt truyện lỏng lẻo hơn nhiều.[13] Một trong những điểm khác nhau chủ yếu trong triết lý của hai loại hình này là jōruri trước hết tập trung vào câu chuyện và người kể lại nó, trong khi kabuki lại tập trung vào diễn viên. Do đo, ít người biết rằng kịch jōruri sử dụng các chi tiết, con rối hay diễn xuất để hướng sự chú ý đến người viết, ngược lại kabuki lại hướng vở kịch của mình đến việc thể hiện tài năng của kịch sĩ. Không phải chuyện lạ trong thế giới kabuki khi thêm vào hay bỏ bớt đi một vài cảnh trong chương trình cả ngày để phục vụ cho tài năng hay ý thích của một diễn viên- các cảnh mà anh ta nổi tiếng vì nó, hay phô diễn tốt hơn, sẽ được thêm vào chương trình ngày khi nó không làm không làm gián đoạn cốt truyện.[13]

Một nhân tố rất riêng nữa của kabuki là sự khác biệt giữa những truyền thống ở EdoKamigata (vùng Kyoto-Osaka). Trong suốt thời Edo, kabuki ở Edo có nhiều tình tiết khoa trương và phóng đại, ví dụ như hoa văn trang điểm cứng nhắc, phục trang lòe loẹt, keren (xảo thuật sân khấu) lạ lùng, và mie (bộ tịch) trơ trẽn. Kamigata kabuki, trong khi đó, với giọng bình tĩnh hơn và tập trung vào sự tự nhiên và thực tế trong diễn xuất. Chỉ cho đến cuối thời Edo vào thế kỷ 19, hai vùng mới bắt đầu học tập phong cách lẫn nhau và phát triển lên đến mức cao hơn.[14] Trong suốt một thời gian dài, diễn viên từ vùng này không thể thích hợp với phong cách của vùng khác và không thành công khi lưu diễn tại vùng đó.